MENU
Sculpture base directly and follow request
Việt Nam English
hotline0906 456 646
timeservingWorking all day 24/24
  • Tượng thích ca bằng ngọc xanh
  • Tượng phật
  • Tượng Phật thích ca
  • Tượng Phật Di Lặc
  • Tượng Phật mẹ quan âm
  • TƯỢNG CHÚ TIỂU ĐỦ KÍCH CỠ
  • Tượng Chú Tiểu
  • Tứ Đại Thiên Vuơng
  • Phật Quán Thế Âm Tự Tại
  • Phật Bà Quan Âm
  • Tuợng Thích Ca Nằm
  • Phật Thích Ca Mâu Ni
  • Tượng phật Thích Ca
  • Tượng Phước Lộc Thọ
Category
Feng Shui

TỨ ĐẠI THIÊN VƯƠNG TRONG PHẬT GIÁO LÀ AI

TỨ ĐẠI THIÊN VƯƠNG TRONG PHẬT GIÁO LÀ AI ?

Bốn vị này là "Tứ đại Thiên vương" mà dân gian thường gọi là "Tứ đại Kim cương”. Điện Thiên vương chính là ban Cảnh vệ bảo vệ chùa. Các Thiên vương ngoài việc giữ gìn Phật pháp còn có trách nhiệm trông nom bốn phương cho mưa thuận gió hoà. Vì thế các Thiên vương cũng được gọi là ”Hộ thế Thiên tôn”.

> Phật thích ca , Phật bà quan âm
  Mỗi khi chúng ta đi tới gần một ngôi chùa Phật thì điều đầu tiên trông thấy là điện thờ Thiên vương. Tại đây, người ta thờ bốn vị vũ tướng trông rất uy vũ hùng tráng.
Tứ đại Thiên vương vốn là bốn vị đại tướng của Thiên đế trong các kinh Phật của Ấn Độ. Theo truyền thuyết trong kinh Phật, thế giới của con người được phân làm bốn đại bộ châu, các đại bộ châu này được cho bốn đại Thiên vương chia nhau bảo vệ. Họ ở trên đỉnh Thiền Đà La thuộc ngọn Tu Di hay được nhắc đến trong các kinh sách nhà Phật.
  Một vị mặc áo xanh, tay cầm thanh bảo kiếm, một vị mặc đại bào màu trắng, tay ôm cây đàn tì bà, một vị mặc đại bào màu lục, tay cầm cây dù nạm ngọc trai, một vị mặc áo đại bào màu đỏ có con rồng quấn trên tay.Bốn vị này là “Tứ đại Thiên vương” mà dân gian thường gọi là “Tứ đại Kim cương”. Điện Thiên vương chính là ban Cảnh vệ bảo vệ chùa. Các Thiên vương ngoài việc giữ gìn Phật pháp còn có trách nhiệm trông nom bốn phương cho mưa thuận gió hoà. Vì thế các Thiên vương cũng được gọi là “Hộ thế Thiên tôn”

  • Nam Thiên vương vì có khả năng kết hợp chúng sinh, phát triển thiện căn, nên gọi là Tăng Trưởng.

  • Đông Thiên vương bảo hộ sinh linh, giữ gìn đất đai trong nước, gọi là Trì Quốc.

  • Bắc Thiên vương, bảo vệ đạo trường của đức Như Lai, thường được nghe đức Như Lai thuyết pháp, gọi là Đa Văn (nghe nhiều).

  • Tây Thiên vương có thể mở to mắt quan sát thế giới, gọi là Quảng Mục (tầm mắt rộng).

Sau khi đạo Phật truyền nhập vào Trung Quốc, Tứ đại Thiên vương đã có những trang phục, binh khí, thậm chí chức trách Hán hoá.

  • Thiên vương Tăng Trưởng cầm kiếm vì mũi kiếm được gọi là “phong” (mũi nhọn), đã lấy chữ đồng âm là “phong” (gió), và chức trách của ông ta là “phong”.

  • Thiên vương Trì Quốc ôm cây đàn tì bà, và muốn gảy đàn thì trước hết phải điều chỉnh các dây, cho nên lấy chữ “điều”, và chức vụ của ông ta là “điều”.

  • Thiên vương Đa Văn cầm cái dù. Vì trời có mưa thì mới phải cầm dù, cho nên lấy chữ “vũ” (mưa), và chức vụ của ông ta là “vũ”

  • Thiên vương Quảng Mục có con rồng quấn trên tay. Vì rồng và rắn đều phải “thuận”, cho nên lấy chữ “thuận”, và chức vụ của ông ta là “thuận”.

Văn hóa của người Hán vốn có tính bao dung rất lớn, vì thế đã làm cho bốn vị thiên thần từ nước ngoài du nhập vào trở thành những vị thần linh chính cống Trung Quốc. Người dân đã gửi gắm vào các vị ấy ước mơ hạnh phúc của dân tộc mình, cùng với tâm nguyện mưu cầu hòa bình tốt đẹp.
Để đặt tượng Tứ Đại Thiên Vương bằng đá đẹp nhất, quý khách vui lòng liên hệ : 

CƠ SỞ ĐIÊU KHẮC ĐÁ MỸ NGHỆ VĨ LOAN

Địa chỉ: Lô 23-24-25, Lê Thành Phương, Hòa Hải, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng
SĐT: 0975 751 489 - 0905 781 179
Tham khảo thêm: 
http://damynghedanang.org/san-pham/tuong-ho-phap-59/

 

0
0
Copyright © 2016 Vĩ Loan stone sculpture base. All Rights Reserved.
Gọi cho chúng tôi