MENU
Cơ sở điêu khắc trực tiếp và nhận làm theo yêu cầu
Việt Nam English
hotline 0975 751 489
timeservingLàm việc 24/24 tất cả các ngày.
  • Tượng thích ca bằng ngọc xanh
  • Tượng Phật thích ca
  • Tượng Phật Di Lặc
  • TƯỢNG CHÚ TIỂU ĐỦ KÍCH CỠ
  • Tượng Chú Tiểu
  • Tuợng Thích Ca Nằm
  • Tượng Phước Lộc Thọ
Danh mục sản phẩm
Tin tức

Tượng đá Tam Đa Phước Lộc Thọ, nguồn gốc và ý nghĩa trong phong thủy

Tượng đá Tam Đa được bày rất phổ biến trong mỗi gia đình Việt Nam. Tuy nhiên không phải ai cũng biết được nguồn gốc và ý nghĩa của tượng đá Tam Đa. Bài viết này hy vọng sẽ giải đáp phần nào về những thắc mắc này.
 
Tự ngàn đời nay, mỗi độ Tết đến xuân về, bắt đầu một năm mới, ta vẫn thường chúc nhau những điều tốt đẹp nhất, chúc cho “Xuân an khang đức tài như ý, niên thịnh vượng phúc thọ vô biên”. Mong ước về một cuộc sống đủ đầy, có tài có lộc, có phúc đức, và sống khỏe mạnh dài lâu luôn là điều vạn chúng sinh đều muốn có được. Không chỉ là qua những câu chúc, mọi người còn cầu tài cầu lộc, cầu phúc đức trường sinh qua việc thờ cúng tượng ba ông Phúc – Lộc – Thọ, hay còn được gọi là tượng Tam Đa. Vừa mang ý nghĩa phong thủy và ước mong tốt đẹp, lại vừa mang giá trị thẩm mĩ, làm đẹp cho không gian sống, những lí do này đã khiến cho tượng Tam Đa luôn chiếm được sự quan tâm ưa chuộng của khách hàng.
 

 
Nguồn gốc ba ông Tam Đa: Phúc – Lộc – Thọ
 
Tam Đa, cũng là ba ông Phúc – Lộc  – Thọ, đã được dân ta thờ cúng từ rất lâu. Xét về nguồn gốc thờ tụng ba vị thần này, có hai sự tích rất thú vị đã được đưa ra.
 
Thuyết nguồn gốc thứ nhất cho rằng Tam Đa xuất hiện từ thời thượng cổ Trung Hoa, giai đoạn vua Nghiêu nắm quyền trị vì đất nước. Sử sách vẫn tương truyền rằng ông là vị thánh đề, hiền minh sáng suốt, có công lao lớn trong lịch sử. Dưới thời ông cai trị, khắp cõi không có chiến tranh, thiên tai, bệnh dịch; cuộc sống nhân dân ấm nó, đủ đầy, người ta không nhặt của rơi, đêm ngủ cũng không cần đóng cửa,… Đó là giai đoạn ấm no, thái bình, thịnh trị, hạnh phúc và an lạc bậc nhất trong lịch sử.
 
Rồi một năm nọ, vào dịp Tết, vua Nghiêu đi thăm thú cảnh núi non, bá tính đã chúc vua ba điều: Đa phúc, sinh nhiều con trai – Đa lộc, giàu có thịnh vượng – và Đa thọ, sống lâu muôn tuổi.
 
Vua Nghiêu chối không nhận, vì không muốn nhận hết những lời chúc tốt đẹp cho một mình mình, ông đã dành hết những lời chúc tốt đẹp trên cho muôn dân trăm họ – chúc cho bá tính và muôn dân Đa Phúc – Đa Lộc – Đa Thọ. Từ đó mọi người thường chúc nhau như vậy, và thờ phụng ba ông Phúc – Lộc – Thọ, để cầu mong những điều tốt đẹp nhất.
 

 
Thuyết nguồn gốc Tam Đa khác bắt nguồn từ ba nhân vật có thật trong lịch sử Trung Hoa.
 
Tương truyền, ông Phúc chính là Quách Tử Nghi, sống vào thời Đường, là người có xuất thân quý tộc, làm quan 4 đời vua Đường, được phong là Phần Dương vương, có công dẹp loạn An Lộc Sơn – Sư Tử Minh, chống xâm lấn của bộ tộc Thổ Phiên. Ông không chỉ là một tướng tài, mà còn là một viên đạo thần có tài kinh bang tế thế, giúp vua cai trị đất nước, làm chính trị. Trong cuộc sống hàng ngày, dù của cải vật chất rất nhiều, nhưng ông luôn giữ lối sống giản dị, khiêm tốn và tiết kiệm. Cựu Đường thư đã ghi lại “Công lao trùm thiên hạ mà chủ không nghi ngờ, địa vị vượt muôn người mà không ai đố kị.” Ông mất ngoài 80 tuổi, khi đó con cháu đều là nhân tài, trụ cột của triều đình, ông ra đi cũng rất nhẹ nhàng, thanh thản, không có gì vướng bận. Vì thế, sau khi ông mất, nhân dân tôn ông là ông Phúc, cai quản những điều may mắn, phúc đức, có thể gặp dữ hóa lành, phùng hung hóa cát. Cầu khấn ông với mong ước gặp được phước lành, may mắn, thuận lợi trong cuộc sống, đồng thời cũng ca ngợi đề cao đạo đức, đề cao lòng nhân ái độ lượng, khuyên răn người sau nên học tập theo tấm gương của ông.
 
Ông Lộc theo tương truyền chính là Đậu Tử Quân – tể tướng dưới thời nhà Tấn. Ông là người tham lam, suốt đời làm quan chỉ lo vơ vét của cải, bóc lột nhân dân, giàu không kể xiết. Nhưng đến hơn 80 tuổi ông cũng không có cháu đích tôn nối dõi. Đến khi bị bệnh nằm liệt giường, thịt da hoại tử, con cái không ai dám đến gần chăm sóc, ông mới thốt lên rằng “Giàu có cũng chẳng để làm gì”. Nhân dân tôn ông làm thần cai quản tài lộc, thờ phụng ông với ước mong có thêm phần tài lộc. Tài và Phúc xưa nay vốn rất khó dung hòa làm một. Trong kinh doanh muốn giàu có hẳn phải dùng đến những mánh lới, thủ đoạn để đạt được. Bởi vậy các nhà đẩu số thường có thuật ngữ: Kích tài giảm phúc là vì thế. Nhiều Lộc là điều ai cũng muốn, nhưng bất chấp thủ đoạn thì hậu vận không được Phúc. Vì thế ông Lộc cũng là lời cảnh tỉnh cho những ai vì lợi mà mù quáng, cận thị xem xét lại bản thân và tính ngộ.
 
Ông Thọ chính là Đông Phương Sóc, là đại thần dưới thời vua Hán Vũ Đế. Theo tương truyền, ông là người uyên bác, thông kim bác cổ, văn phong nói chuyện hài hước. Ông thọ đến tuổi 125, có lẽ là do lối sống ít lo toan suy nghĩ, lại hay bông đùa, cộng thêm phương pháp dưỡng sinh (lấy âm bổ dương). Khi ông chết, các chắt phải đứng ra làm hậu sự cho ông, vì con cháu ông đều đã chết cả. Nhân dân tôn ông làm thần cai quản tuổi thọ, với mong muốn có được sức khỏe, sống lâu.
 
Ý nghĩa tượng Tam Đa bằng đá trong phong thủy
 
Từ nguồn gốc xuất hiện vừa nêu trên, Tượng đá Tam Đa, hay tượng ba ông Phúc – Lộc – Thọ luôn được nhân dân sùng bái và thờ cúng, với mong muốn cầu được phúc đức, tài lộc và sức khỏe trường thọ.
 
Dân gian vẫn vang câu chúc:
 
Phúc như đông hải mãi trường lưu.
Lộc tấn vinh hoa phú quý sinh.
Thọ tỷ nam sơn tùng bách lão.

 
Đây không chỉ là câu chúc, mà còn là sự cầu mong mà ai cũng muốn có được. Thờ tượng đá Tam Đa Phúc – Lộc – Thọ với mong ước:
  • Phúc thần: chủ về của cải và hạnh phúc, đứng cao hơn hai vị thần còn lại và luôn được đặt ở giữa.
  • Lộc thần: chủ về quan lộc và tài lộc, tay cầm quyền trượng.
  • Thọ thần chủ về trường thọ, có đầu trọc, một tay cầm trái đào và tay kia chống gậy. Một số tranh vẽ Thọ thần còn có một con hươu, loài vật này biểu trưng cho sự trường thọ.

 
 
Xét trong phong thủy, bộ Tam Đa (Phúc Lộc Thọ) mang nguyên khí của sao Lục Bạch Kim Tinh có tác dụng rất lớn trong vận 8. Cát khí đem lại cho chủ nhà nhiều phúc lộc và công danh, tiền tài tăng tiến, thường dùng gia tăng cát khí cho sao Lục Bạch, Nhất Bạch chủ về phúc lộc, công danh, học hành hoặc gia tăng tuổi thọ, sức khoẻ và cầu sinh thêm con cái.
 
Tạo hình tượng đá Tam Đa theo phong thủy
 
Tượng ông Phúc được khắc họa trong dáng vẻ của một vị quan với trang phục đơn giản mà phong độ, điềm tĩnh, khoác trên mình một áo thụng màu xanh, màu của tương lai, đầu đội mũ vải mềm, dáng hoạt bát, nhanh nhẹn, tóc và râu ở ngũ quan đều đen, cùng khuôn mặt trắng sáng, quyền pháp rõ ràng, sống mũi hình nửa ống bương (đầy đặn, nay nải miệng, môi đều và nhỏ, tất cả thể hiện cho sự khỏe mạnh, thông minh, thanh cao, mãn nguyện và có hậu). Một tay ôm em bé là lực lượng kế cận, ý nghĩa của nối dõi tông đường, con cháu đầy đàn, trên thuận dưới hòa.
 
Tượng ông Lộc xuất hiện trong trang phục đại quan, một chân dung đầy đặn, phương phi, hồng hào, quyền pháp đầy đủ vì trong tay đang cầm một thẻ bài lớn, bộ râu đen đang lắc lư ngạo nghễ cùng bộ cánh chuồn trên đầu tỏ rõ sự hả hê, sung mãn, tràn trề sang trọng. Khoác trên mình bộ áo đỏ rộng, màu của sự hoan hỷ, giàu có, mạnh mẽ, thể hiện rõ thế và quyền lực, lại trang trí trên đai, mũ áo có rất nhiều ngọc ngà, châu báu, điểm đặc trưng trong ba ông thì ông Lộc có bộ đai rộng, bụng to được trễ xuống qua rốn biểu tượng của sự no đủ, sung túc. Ngực áo được thêu rồng, gấu áo là sóng thuỷ ba, nước là biểu tượng của khí mà có những ba lớp sóng được kết hợp với rồng trên cao đang phun nước, tạo thành một không gian trên trời, dưới đất, rồng, mây, nước đang quần thảo thúc đẩy vượng khí.
 
Chân dung của ông Thọ lại càng đặc biệt hơn, theo sách nhân học của Ma Y Thần Tướng cho biết theo lý pháp: Thì trán là phương Nam, phương của trời, trời phải rộng lớn nên trán phải cao to, xương trán (biển địa) lồi lên càng rộng mênh mông càng tốt, nên các ông Thọ mà ta trông thấy đầu và trán như là bị biến đầy và nhô lên. Cầm là phương Bắc (Địa các), hai bên thái dương kẻo thẳng xuống tai cất (là má) gần dái tai nối vòng xuống cấm thành một mạch đầy đặn nay nả, về cuối đời tuổi già, sức yếu, mùa đông gió rét không làm ăn được mà cầm vẫn nhô cao đầy đặn thể hiện đất đai vẫn mầu mỡ, tài sản vẫn còn sung túc là phúc – thọ – khang – ninh.
1
0
Copyright © 2016 Cơ Sở Điêu Khắc Vĩ Loan. All Rights Reserved.
Gọi cho chúng tôi