Chất liệu: Đá trắng hoặc đá cẩm thạch
Từ những lời đại nguyện của Quan Thế Âm bồ tát và những truyền tích về công hạnh cũng như quyền năng cứu độ của Ngài đối với chúng sanh nên không những chỉ có những người tu theo Phật, mà cả những người không phải là Phật tử, nhất là giới bình dân đại chúng đều phát khởi lòng kính ngưỡng. Lòng kính ngưỡng này đã thể hiện thành nghệ thuật điêu khắc những pho tượng Quan Thế Âm với nhiều dáng vẽ khác nhau tùy theo những truyền tích về Ngài.
Hình tượng Ngài thường là dáng đứng của một người phụ nữ Châu Á có gương mặt dịu hiền, thanh tú, trang phục toàn trắng, tay cầm bình tịnh thủy, tay cầm nhành dương liễu như đang rãi nước cam lồ, ban ơn mưa móc xuống cho cõi nhân gian.

Theo Kinh Lăng Nghiêm thì Ngài có bốn diệu đức cứu độ, trong đó diệu đức thứ nhất là có nhiều tay nhiều mắt. Do đó, có một hình tượng nữa cũng phổ biến đó là Quan Âm thiên thủ thiên nhãn với ngàn mắt ngàn tay, trong lòng mỗi bàn tay có một con mắt.
Con mắt tượng trưng cho sự xem xét, quán thông, thấu suốt, thấy rõ tường tận tất cả chúng sinh ở các cõi, thấy cả xa lẫn gần, cả to lớn lẫn tế vi, trước mặt và sau lưng, trên và dưới, ban ngày và ban đêm…
Trong lòng mỗi bàn tay có một con mắt tượng trưng cho ý nghĩa hễ mắt để đâu thì tay theo đó. Hễ nhìn thấy nơi nào có chúng sanh khổ nạn là ngài ứng hiện và dang bàn tay từ bi ra để cứu giúp tức thì.
Hình ảnh Đức Quan Thế Âm có thiên thủ thiên nhãn hàm ý là Bồ Tát thấy được hằng hà sa số khổ nạn của chúng sanh trong cõi ta bà và ngay lập tức đưa hàng hà sa số bàn tay từ bi của Ngài đến với từng trường hợp để cứu giúp, để xoa dịu, để đưa họ ra khỏi chốn khổ đau và dìu dắt họ lên đến bến bờ hạnh phúc, an lạc.
LIÊN HỆ: CƠ SỞ ĐIÊU KHẮC ĐÁ MĨ NGHỆ VĨ LOAN
Tư vấn đặt hàng: 0906 456 646 Ms Trinh hoặc 0975 751 489 Ms Loan