MENU
Cơ sở điêu khắc trực tiếp và nhận làm theo yêu cầu
Việt Nam English
hotline 0975 751 489
timeservingLàm việc 24/24 tất cả các ngày.
  • Tượng thích ca bằng ngọc xanh
  • Tượng Phật thích ca
  • Tượng Phật Di Lặc
  • TƯỢNG CHÚ TIỂU ĐỦ KÍCH CỠ
  • Tượng Chú Tiểu
  • Tuợng Thích Ca Nằm
  • Tượng Phước Lộc Thọ
Danh mục sản phẩm
Tin tức

Tượng Đạt Ma tổ sư bằng đá cẩm thạch

  • : Liên hệ
  • : TTYC-25
  • : Cẩm Thạch
  • : Trắng
0975.751.489
Đã vào giỏ hàng
Facebook Google+ Twitter LinkedIn Addthis
  • Sản phẩm đẹp và chất lượng hơn hình.
  • Free ship Đà Nẵng hoặc khi thanh toán trước qua ngân hàng.
  • Đổi trả hàng nếu sản phẩm không đúng mẫu mã hoặc hư hại trong lúc vận chuyển (không áp dụng hàng đặt làm theo yêu cầu.)
  • Hỗ trợ phương thức kiểm tra hàng trước khi thanh toán

TƯỢNG ĐẠT MA TỔ SƯ BẰNG ĐÁ CẨM THẠCH

Chất liệu: Đá trắng hoặc đá cẩm thạch
 
Sự tích về Bồ Đề Đạt Ma
 
Tương truyền Bồ Đề Đạt Ma là người có trí tuệ kiệt xuất, sáng ngời và soi rọi cả vũ trụ. Ngài được coi là sư tổ của thiền tông Đông độ ở Trung Quốc và là người tạo tiền đề cho sự phát triển của môn võ thiếu lâm tự. Có rất nhiều những giai thoại vẫn luôn được lưu truyền về nguồn gốc và sự xuất hiện trên cõi đời của Ngài.
 
Theo truyền thuyết, Bồ Đề Đạt Ma vốn có tên là Bồ Đề Đa La, là con trai thứ ba của quốc vương nước Hương Chí, phía nam Thiên Trúc (tức là Ấn Độ ngày nay). Trong một lần bàn luận về chữ tâm với Bát Nhã Đa La – vị tổ thứ 27 của nhà Phật, vị Phật tổ đã nhận thấy hoàng tử là người có ngộ tính cao, lại hiểu biết chư pháp, nói lên được những điểm cốt lõi của chữ tâm, bèn khuyên người lấy tên là Đạt Ma, ý chỉ sự rộng lớn, thông đạt ngời sáng ở người. Đạt Ma bái Bát Nhã Đa La làm thầy, một lòng theo người học đạo, sau này trở thành truyền nhân thứ 28 của nhà Phật.
 

 
Sau này, Đạt Ma đến Đông Thổ vào thời vua Vũ Đế (khoảng năm 520 sau công nguyên) theo lời dạy của thầy – phải xuất dương truyền pháp thì mới nên nghiệp vĩ đại. Mặc dù Vũ Đế là người sùng đạo, xây dựng vô số chùa chiền bảo tháp, nhưng qua cuộc gặp gỡ giữa Vũ Đế và Đạt Ma, Người nhận ra sự khác biệt trong tư tưởng đạo giáo giữa hai bên, nên xin cáo từ, băng qua sông Giang Bắc để thẳng tiến tới núi Trung Sơn. Tại chùa Thiếu Lâm, Bồ Đề Đạt Ma ngồi quay mặt vào tảng đá lớn, thiền tịnh trong 9 năm.

Sau này có vị sư Thần Quang học rộng biết nhiều, nghe biết việc của Đạt Ma, nên đến xin bái kiến và “tầm sư học đạo”. Tuy nhiên, Đạt Ma không nói năng gì mà chỉ ngồi im tiếp tục thiền định. Đứng qua một đêm dày tuyết nhưng vẫn không “động” được đến Ngài, Thần Quang nghĩ rằng mình chưa bày tỏ đủ lòng thành tâm bái Phật, bèn chặt đứt cánh tay mình để thể hiện thành ý. Đạt Ma nhận Thần Quang làm đệ tử, lấy hiệu là Huệ Khả; sau này chính là tổ sư thứ hai của thiền tông Trung Quốc.
 
Bồ Đề Đạt Ma trong phong thủy
 
Bên cạnh trí tuệ tuyệt hảo, sáng ngời, rọi soi cả vũ trụ, Bồ Đề Đạt Ma luôn ước vọng đưa giáo điều này vào trong tinh thần Phật giáo đại thừa – tôn giáo của đại chúng. Con người và thể cách của nhà sư thế tục, chỉ mong cầu đạo và gieo vào đó 1 hiện hữu thánh ý Phật. Bồ Đề Đạt Ma thực hành phép tu chính niệm và 1 tâm thanh tịnh trong nghệ thuật tu tập về Thiền. Người nhận ra được giá trị trung thực của những gì quan trọng trên con đường tỉnh lự, thấu triệt được những gì trong và ngoài; nghệ thuật tu học chính là đức hạnh tối thượng.
Hình tượng Đạt Ma sư tổ được tạo dựng hết sức đặc biệt, dựa vào những truyền thuyết suốt những năm Người bôn tẩu tứ phương, truyền Đạo giúp đời. Tạo hình của người là một hành giả khoác trên mình chiếc áo cà sa, trên vai quảy thiền trượng cùng với một chiếc giày. Thiền trượng trên vai chính là biểu trưng cho sự giác ngộ, chiếc giày chính là biểu trưng cho cõi đời ngài đến, hai thần vật này song hành cùng nhau, mang ý nghĩa rằng những cõi đời ngài đến, những nơi ngài đi qua đều được giác ngộ Phật pháp, nhân tâm hướng thiện.
 

 
Điểm nổi bật nhất ở tạo hình của Đạt Ma sư tổ chính là thần thái luôn toát vẻ dữ dằn, dáng người ngài cao to quắc thước, râu hùm dữ tợn, hai mắt to tròn luôn lóe rạng kì quang. Đặc biệt hơn nữa là, dù cả đời bôn tẩu tứ phương, trừ tà truyền đạo, nhưng người luôn xuất hiện với vẻ bình tâm, thản nhiên, thần thái ấy toát ra từ dáng vẻ đi đứng của người.
 
Chính thần thái tuy dữ dằn, râu hùm dữ tợn, nhưng lại luôn bình thản, tiêu giao đã khiến cho Đạt Ma trở thành biểu tượng trấn trạch hiệu quả trong phong thủy. Nét mặt dữ tợn sẽ giúp gia chủ xua đuổi những tà khí, vận xấu muốn xâm nhập vào nhà. Tâm sáng, an nhiên, bình thản sẽ mang đến vẻ an yên, bình tâm, yên ổn cho cả ngôi nhà và những người sinh sống trong đó.
 
Bài trí tượng Bồ Đề Đạt Ma theo phong thủy
 
Bản thân tượng Bồ Đề Đạt Ma đã mang biểu trưng cho ý nghĩa trấn trạch, bảo hộ gia đình khỏi những vận xấu và bệnh tật, khi được thờ phụng hoặc bài trí theo phong thủy sẽ càng mang lại hiệu quả bảo hộ và trấn trạch cao hơn. Những chú ý dưới đây sẽ  giúp bạn phát huy được tối đa hiệu quả phong thủy khi bài trí tượng Bồ Đề Đạt Ma.
 
Vị trí thích hợp nhất là đặt tượng đá Đạt Ma trong phòng khách, hướng nhìn thẳng ra cửa chính. Cửa chính là nơi mọi người ra vào nhà, cái xấu, người xấu hoặc các thế lực tà ma do đó cũng dễ xâm nhập vào nhà, vì thế đặt tượng Đạt Ma bằng đá ở đây sẽ giúp trừ tà ma hiệu quả, trấn trạch và bảo hộ tốt cho gia đình, người có tâm địa xấu khi bước vào nhà cũng sẽ bị thần thái của tượng Đạt Ma sư tổ át chế, do đó cũng không dám làm những điều xấu.
 
Tượng đá Đạt Ma cũng có thể được bài trí ở những hướng cửa xấu hoặc những nơi có năng lượng không tốt, nhất là các hướng đất giữ. Thần khí từ tượng Đạt Ma toát ra sẽ giúp đẩy lùi những năng lượng xấu đó, hóa giải chúng thành những năng lượng tốt, tránh tà ma quấy nhiễu.
 
Ngoài ra, tượng đá Đạt Ma có thể được bài trí trong phòng làm việc để nâng cao sức mạnh và tầm ảnh hưởng của người chủ, được những người xung quanh nể phục, kính trọng, tránh kẻ tiểu nhân gièm pha, có ý đồ xấu. Vì thế nên tượng Đạt Ma rất thích hợp để bài trí trong phòng làm việc của những người có địa vị xã hội cao, hoặc các bậc lãnh đạo, chính trị gia có tầm ảnh hưởng đến xã hội.
 

 
Khi bài trí tượng Bồ Đề Đạt Ma thì phải chú ý đặt tượng trên bàn hoặc kệ, có chiều cao cách sàn tối thiểu là 1 mét để thể hiện sự tôn kính đối với tượng Phật. Tuyệt đối không được để tượng trực tiếp xuống mặt sàn, hoặc đặt tượng trong các không gian thiếu tôn nghiệm như nhà bếp, nhà vệ sinh, phòng ngủ, bởi những nơi này không chỉ làm mất đi tính tôn nghiêm dành cho Phật mà còn làm giảm tính linh nghiệm về mặt phong thủy nữa.
 
Để chọn mua cho mình một bức tượng đạt ma chất lượng nhất, quý khách hãy ghé thăm cơ sở điêu khắc đá mỹ nghệ Vĩ Loan. Chúng tôi chuyên đục các loại tượng đá Tổ sư đạt ma như: Tượng Đạt Ma khuất thực, Tượng Đạt Ma quá hải, Tượng Ma Đạt thế võ hay Tượng đá Đạt Ma ngồi thiền. Ngoài ra chúng tôi nhận điêu khắc tượng đá phong thủy theo yêu cầu của quý khách.

LIÊN HỆ: CƠ SỞ ĐIÊU KHẮC ĐÁ MĨ NGHỆ VĨ LOAN 
Tư vấn đặt hàng: 0906 456 646 Ms Trinh hoặc 0975 751 489 Ms Loan 


 

Xem thêm: Tượng phật quan âmTượng phật Di Lạc; Tượng Kỳ Lân Đá
0
0
Copyright © 2016 Cơ Sở Điêu Khắc Vĩ Loan. All Rights Reserved.
Gọi cho chúng tôi