MENU
Cơ sở điêu khắc trực tiếp và nhận làm theo yêu cầu
Việt Nam English
hotline 0975 751 489
timeservingLàm việc 24/24 tất cả các ngày.
  • Tượng thích ca bằng ngọc xanh
  • Tượng Phật thích ca
  • Tượng Phật Di Lặc
  • TƯỢNG CHÚ TIỂU ĐỦ KÍCH CỠ
  • Tượng Chú Tiểu
  • Tuợng Thích Ca Nằm
  • Tượng Phước Lộc Thọ
Danh mục sản phẩm
Tin tức

Tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn

  • : Liên hệ
  • : TTN-01
  • : Cẩm Thạch
  • : Trắng
0975.751.489
Đã vào giỏ hàng
Facebook Google+ Twitter LinkedIn Addthis
  • Sản phẩm đẹp và chất lượng hơn hình.
  • Free ship Đà Nẵng hoặc khi thanh toán trước qua ngân hàng.
  • Đổi trả hàng nếu sản phẩm không đúng mẫu mã hoặc hư hại trong lúc vận chuyển (không áp dụng hàng đặt làm theo yêu cầu.)
  • Hỗ trợ phương thức kiểm tra hàng trước khi thanh toán

Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn còn có danh hiệu Bồ Tát Chuẩn Đề. Qua hình tượng Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn chúng ta cũng có thể thấy được ý nghĩa Công Đức và Phước Đức của Bồ Tát Hạnh. Với tư tưởng giải thoát rốt ráo tuyệt đối của đạo Phật, nhận thức tâm lý con người ở thế gian thân, miệng, ý là nguyên nhân tạo những nghiệp thiện hay ác qua nhiều kiếp luân hồi, chỉ có tu hạnh bồ tát mới chuyển đổi được nhân quả.

Cho nên những tôn tượng bồ tát vẫn luôn luôn là đề tài thu hút một cách mãnh liệt các tín đồ Phật giáo. Hiểu theo chánh kiến một cách sáng suốt, thì tín ngưỡng dân gian chỉ nhằm mục đích giác ngộ thật tánh chân như bình dị tự nhiên và cốt tủy đạo Phật dạy: 
“Tu tâm chuyển ý hành bồ tát đạo”. 

 

Trên mạng lưới Internet, nhiều người phổ biến rộng rãi một đoạn phim ngắn vũ khúc ngàn tay ngàn mắt, do các nghệ nhân câm điếc biểu diễn rất công phu điêu luyện. Hình ảnh đẹp của những nghệ nhân khuyết tật, múa theo mẫu pho tượng Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn, một biểu tượng tuyệt vời về tư tưởng Từ Bi và Trí Tuệ của đạo Phật.

Ngoài những đường nét tinh tế điêu luyện, họ thể hiện tuyệt đỉnh của nghệ thuật Đông Nam Á, bằng con tim (tâm) và khối óc (ý), vì họ hoàn toàn không nghe được âm thanh của tiếng nhạc. Tuy họ bất hạnh, nhưng khi biểu diễn, gương mặt các nghệ nhân khuyết tật nầy toát ra sự bình an từ nội tâm trong ánh hào quang của Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn. 

  


TRÍ TUỆ (CÔNG ĐỨC) CỦA BỒ TÁT 

THIÊN THỦ THIÊN NHẢN

 

Trong những khóa lễ thường có phẩm trì chú Đại Bi: “Thiên Thủ Thiên Nhãn vô ngại đại bi tâm đà la ni…” là sự truyền đạt cho người tụng đọc cảm nhận đại trí lực, đại từ bi, vô quái ngại của vị Bồ Tát ngàn tay ngàn mắt. Các Bậc tu hành giác ngộ trong dân gian ngày xưa có lẽ cảm nhận được sự mầu nhiệm bất khả tư nghì nầy, khó nói hết được, nên các Ngài tạo tôn tượng bồ tát từ những tảng đá trong thiên nhiên. Đó là những phương pháp giáo hóa chúng sanh không bằng lời, mà bằng “Tâm”, thật sự bản chất của tảng đá không có sự linh thiêng nào cả.

 

Hình ảnh tôn tượng Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn mỗi bàn tay đều có con mắt trí tuệ, trong tay cầm nhiều pháp khí dùng hàng phục ma chướng, những cánh tay cầm kiếm, búa, tràng hoa, châu báu, vải lụa gấm vóc, hoa sen, bánh xe pháp, bình tịnh thủy, chày kim cang.. cũng tượng trưng cho mọi ngành nghề trong cuộc sống trên thế gian này.

Ý nghĩa tượng trưng vị bồ tát có đầy đủ năng lực khắc chế sự trói buộc của mọi cảnh trần (sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp), không khuất phục mọi quyền lực ngoại đạo tà giáo, tuyệt đối bình đẳng trong khi cứu độ chúng sanh, biểu trưng công đức và phước đức siêu việt. Mọi người sanh ra đều có sáu cơ quan là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Kinh sách gọi là 
lục căn.

 

Khi sống trên đời, con người tiếp xúc hàng ngày với cảnh trần. Mắt thấy sắc (các vật có hình tướng). Tai nghe tiếng (âm thinh, lời nói). Mũi ngửi mùi hương. Lưỡi nếm vị. Thân xúc chạm. Ý nghĩ duyên theo pháp trần. Kinh sách gọi chung sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp là lục trần.

 

Trong cuộc sống hàng ngày, khi tiếp xúc với trần cảnh như vậy, tâm con người hay phê phán: đẹp hay xấu (mắt), dễ nghe hay khó nghe (tai), dễ ngửi hay khó ngửi (mũi), ngon hay dở (lưỡi), mịn màng hay thô nhám (thân), thương hay ghét (ý). Những sự phê phán trong tâm thức như vậy, kinh sách gọi chung là lục thức.
 

 

Người đời thường do lục căn dính mắc với lục trần sanh ra lục thức, và bắt đầu tạo nghiệp, thường là nghiệp chẳng lành. Người tu muốn phát sanh trí tuệ phải nhận rõ nguyên nhân bị cuốn vào sanh tử luân hồi là do sự dính mắc.

 

- Nếu mắt thấy sắc, tâm không phê phán đẹp xấu, khỏi bị trói buộc.

 

- Nếu tai nghe tiếng, tâm không phê phán, khỏi bị não phiền.

 

- Nếu mũi ngửi mùi, tâm không phê phán, khỏi bị bực mình.

 

- Nếu lưỡi nếm vị, tâm không phê phán, khỏi tạo nghiệp chướng.

 

- Nếu thân xúc chạm, tâm không phê phán, khỏi bị tham đắm.

 

- Nếu ý nhớ tưởng, tâm không phê phán, khỏi khởi sân hận, hay luyến tiếc, nhớ thương.

 

Tâm không phê phán nghĩa là không dính mắc, không nhiều chuyện, không chạy theo sự suy nghĩ sanh diệt, chứ không phải không nhận thức rõ đẹp xấu, đúng sai, ngon dở.

 

Thiền sư Bá Trượng Hoài Hải có dạy:

"Tâm và cảnh không dính nhau là giải thoát".

0
0
Copyright © 2016 Cơ Sở Điêu Khắc Vĩ Loan. All Rights Reserved.
Gọi cho chúng tôi