Chất liệu: Đá trắng hoặc đá cẩm thạch
“Quán tự tại” là một trong những danh hiệu của ngài Quán Thế Âm bồ tát. Danh hiệu đó mang ý nghĩa rằng: Chỉ cần bạn biết quán chiếu chính mình, nhận chân được rõ ràng chính mình, thì ngay giờ phút đó bản thân bạn đã thành tựu được tự tại rồi. Quán : quán sát, xem xét, soi thấu. Tự Tại: là không vướng mắc sự đời, không chấp vào thực tại.
Theo ý nghĩa khác, vị Bồ Tát này quán sát tất cả các Pháp tự do tự tại, tất cả công đức hợp với chúng sinh, khiến cho họ xa rời bể khổ, đạt đến sự an vui hỷ lạc nên Ngài được xem là “Bậc có uy lực xem xét và bảo hộ chúng sinh”, do đó Ngài có tên là Quán Tự Tại.

Bồ Tát Quán Tự Tại có đề cập trong một số kinh như:
Trong kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà la Ni có dạy rằng: “Vị Bồ Tát này tên là Quán Tự Tại, vô lượng kiếp quá khứ, đã đắc quả vị Phật hiệu là Chánh Pháp Minh Như Lai, đại bi nguyện lực, vì muốn phát khởi tất cả các hạnh Bồ Tát, làm an lạc thuần thục các chúng sanh mà hiện thân Bồ Tát. Nay hết thảy chúng sanh, chư đại Bồ Tát, Phạm Vương, Đế Thích, Long Thần đều nên cung kính, chớ có khinh mạn.”
Trong Bát Nhã Tâm Kinh, vị Bồ tát này mang tên là Quán Tự Tại dựa trên pháp môn tu tập của ngài. Khi quán chiếu thâm sâu vào chính mình, ngài nhận thấy năm uẩn không có tự tính và đều là giả tạm, ngộ ra được điều đó, ngài vượt thoát tất cả mọi khổ đau ách nạn.

Trong cuốn Bát-nhã tâm kinh khu tán, quyển thượng, ngài Khuy Cơ giải thích: Quán có nghĩa là chiếu, tức là trí tuệ thấy suốt lẽ có không; tự tại có nghĩa là tự do, tức là chỉ cho cái quả giải thoát đã đạt được. Xưa hành Lục độ, nay được quả viên mãn, mà sự viên mãn đó là nhờ vào trí tuệ quán chiếu, thành tựu được mười thứ tự tại. Mười tự tại đó là:
- Thọ tự tại: Có thể kéo dài tuổi thọ tùy ý.
- Tâm tự tại: Không nhiễm sanh tử.
- Tài tự tại: Tài của dư dật, muốn là liền được, điều này do tu hạnh bố thí mà được.
- Nghiệp tự tại: Chỉ làm việc thiện và khuyến khích người khác cùng làm.
- Sanh tự tại: Tùy theo chỗ mong muốn mà thọ sanh, điều này do giữ giới mà được.
- Giải thoát tự tại: Có thể tùy ý muốn mà biến hóa, do nhẫn mà được.
- Nguyện tự tại: Muốn gì được nấy, do tinh tiến mà được.
- Thần lực tự tại: Thần thông tối thắng, do định mà được.
- Trí tự tại: Biết tất cả các ngôn ngữ, lời nói.
- Pháp tự tại: Khế kinh, khế lý, khế cơ, do tuệ mà được.
Thờ Tượng Phật và Bồ-tát là cốt tỏ lòng nhớ ơn, cung kính và học đòi theo hạnh nguyện của các Ngài. Bởi vì chư Phật đã trải vô số kiếp cần khổ tu hành và đã biết bao nhiêu lần hy sinh thân mạng để mưu cầu sự an vui lợi ích cho chúng sanh. Chúng ta họa, tạc, tô tượng các Ngài để thờ, là vì ngưỡng mộ hạnh nguyện cao cả của các Ngài và tỏ lòng tri ân, kính mến tâm vị tha không bờ bến của các Ngài.
So với các chất liệu khác, Tượng Tự Tại Quan Âm bằng đá có nhiều ưu điểm vượt trội hơn về mặt thẩm mỹ và độ bền. Hiện nay trên thị trường, các mẫu tượng đá nghệ thuật của Cơ sở điêu khắc đá mỹ nghệ Vĩ Loan đã gây được tiếng vang lớn đối với khách hàng sử dụng. Tượng Quan Âm bồ tát của cơ sở chúng tôi có đặc điểm:
- Làm từ 100% đá tự nhiên nguyên khối, khai thác tại mỏ đá Non Nước, TP. Đà Nẵng.
- Họa tiết được trạm trổ tinh tế, sắc nét, thể hiện được nét hiền thiện của bồ tát
- Đội ngũ chuyên gia tư vấn giàu kinh nghiệm sẽ giúp bạn về lựa chọn mẫu mã, kích cỡ, vị trí đặt hợp phong thủy,…
LIÊN HỆ: CƠ SỞ ĐIÊU KHẮC ĐÁ MĨ NGHỆ VĨ LOAN
Tư vấn đặt hàng: 0906 456 646 Ms Trinh hoặc 0975 751 489 Ms Loan