MENU
Cơ sở điêu khắc trực tiếp và nhận làm theo yêu cầu
Việt Nam English
hotline 0975 751 489
timeservingLàm việc 24/24 tất cả các ngày.
  • Tượng thích ca bằng ngọc xanh
  • Tượng Phật thích ca
  • Tượng Phật Di Lặc
  • TƯỢNG CHÚ TIỂU ĐỦ KÍCH CỠ
  • Tượng Chú Tiểu
  • Tuợng Thích Ca Nằm
  • Tượng Phước Lộc Thọ
Danh mục sản phẩm
Tin tức

Tượng Văn Thù Phổ Hiền bằng đá

  • : Liên hệ
  • : TTYC-14
  • : Cẩm Thạch
  • : Trắng
0975.751.489
Đã vào giỏ hàng
Facebook Google+ Twitter LinkedIn Addthis
  • Sản phẩm đẹp và chất lượng hơn hình.
  • Free ship Đà Nẵng hoặc khi thanh toán trước qua ngân hàng.
  • Đổi trả hàng nếu sản phẩm không đúng mẫu mã hoặc hư hại trong lúc vận chuyển (không áp dụng hàng đặt làm theo yêu cầu.)
  • Hỗ trợ phương thức kiểm tra hàng trước khi thanh toán

TƯỢNG VĂN THÙ PHỔ HIỀN BẰNG ĐÁ CẨM THẠCH

Chất liệu: Đá trắng hoặc đá cẩm thạch

Văn Thù Bồ Tát & Phổ Hiền Bồ Tát
 
Đây là hai vị Bồ Tát được nhắc nhiều trong kinh Hoa Nghiêm. Văn Thù và Phổ Hiền là hai vị Bồ Tát đứng bên cạnh Tỳ Lô Giá Na Phật ở Thế giới Hoa Tạng. Ở trong Kinh Hoa Nghiên nói, sau khi nghe Phật Thích Ca thuyết pháp, hai vị Đại Bồ Tát này đã phát nguyện vãng sanh và khuyên các Bồ Tát ở Thế giới Hoa Tạng vãng sanh về Thế Giới Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà.
 
Ở trong Phật Pháp, danh hiệu mỗi vị Bồ Tát đều là biểu pháp giáo dục. Chúng ta đã thấy hai vị Bồ Tát ở hai bên Đức Phật A Di Đà là Quan Thế Âm Bồ Tát là đại biểu cho Từ Bi, Đại Thế Chí Bồ Tát là Đại Hùng, Đại Dũng, Đại Lực; còn ở đây, Phổ Hiền Bồ Tát là đại biểu cho Đại Hạnh và Văn Thù Bồ Tát là đại biểu cho Đại Trí. Mỗi Ngài đều có một biểu pháp để giáo dục chúng sanh.
 
 
 
Phổ Hiền Bồ Tát
 
Phổ Hiền Bồ Tát, trong tiếng Phạn là Samantabhadra (Tam Mạn Đà Bạt Đà La), Dịch nghĩa sang Hán Việt là Phổ Hiền, trong đó Phổ có nghĩa là biến khắp, rộng khắp, Hiền có nghĩa là Đẳng Giác Bồ Tát. Danh hiệu của Ngài tượng trưng có năng lực của Ngài, là một vị Đẳng giác Bồ Tát có khả năng hiện thân khắp hư không pháp giới, ứng vật hiện hình, tuỳ theo sở cầu của chúng sanh mà hiện thân giáo hoá.
 
Tượng Phổ Hiền Bồ Tát có thể được nhận biết dễ dàng thông qua các đặc điểm: Ngài cưới trên voi trắng sáu ngà. Voi trắng cũng là biểu pháp của nhà Phật. Voi Trắng thể hiện cho trí tuệ là sức mạnh vượt qua mọi chướng ngại. Sáu ngà của voi tượng trưng cho Lục độ của Bồ Tát, bao gồm Bố thí, trì giới, tinh thấn, nhẫn nhục, thiền định và Trí tuệ. Hình tượng Phổ Hiền Bồ Tát cưỡi voi trắng sáu ngà cho chúng ta biết Bồ Tát luôn lái chiếc thuyền từ Lục độ để cứu vớt chúng sanh đau khổ luân hồi từ kiếp này sang kiếp khác mà không biết mệt mỏi.
 

 
Ngoài ra, hình tượng Ngài Phổ Hiền Bồ Tát thường đi kèm với pháp khí (tuỳ khí) là viên bảo châu và bông hoa sen, hoặc trên đóa sen là viên bảo châu.
 
Hiểu rõ về hình tượng của Phổ Hiền Bồ Tát, chúng ta cũng cố gắng sống một cuộc sống học theo hạnh nguyện của Ngài, sử dụng Lục độ để cứu giúp chúng sinh khổ nạn.
 
Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát
 
Văn Thù Sư Lợi, là phiên âm trong tiếng Phạn (mañjuśrī), và thường được gọi ngắn gọn là Văn Thù. Danh hiệu của Ngài khi dịch sang Hán Việt có nghĩa là Diệu Đức, Diệu Cát Tường, đôi khi cũng gọi Ngài là Diệu Âm.
 
Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát là vị Bồ Tát tượng trưng cho Trí Tuệ, Ngài Thường được gọi kèm với danh xưng Đại Trí. Văn Thù Bồ Tát đôi khi cũng thay mặt Đức Thế Tôn thuyết giảng Chánh pháp, cũng có lúc Ngài lại đóng vai trò như một người vì chúng sanh mà giới thiệu một thời pháp quan trọng của Thế Tôn.
 
Tượng Văn Thù Bồ Tát có thể dễ dàng nhận biết thông qua một số đặc điểm quan trọng. Một trong những điểm dễ nhìn thấy nhất là trên tay của Ngài cầm một cây kiếm (lưỡi gươm) đang bốc lửa giơ lên cao. Kiếm này là tượng trưng cho kiếm trí huệ, có thể dùng để chặt đứt vô minh, chặt đứt phiền não, chặt đứt những lưới dây ràng buộc con người trong vòng sinh tử khổ đau luân hồi, dẫn dắt chúng sinh đến bến bờ của giác ngộ và giải thoát. Cánh tay phải của Ngài thường cầm cuốn Bát Nhã Tâm Kinh, là biểu trưng cho tỉnh thức, cho giác ngộ. Cũng có khi ta thấy tay của Ngài cầm đoá sen, là tượng trưng cho trong nhiễm ô nhưng không khởi tham ái, như hoa sen trong bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
 

 
Văn Thù Bồ Tát thường được miêu tả là ngồi trên Sư Tử xanh, hình ảnh sư tử xanh là biểu pháp cho oai lực của trí huệ. Dùng hình tượng sư tử vì đây là loại thú trong rừng xanh luôn có sức mạnh và oai lực vượt trội các loài khác, dùng để thể hiện cho trí tuệ có oai lực rộng lớn, có thể chiến thắng phiền não ám.
 
Thờ Tượng Văn Thù – Phổ Hiền Bồ Tát
 
Khi thờ phụng, tượng Phổ Hiền Bồ Tát và tượng Văn Thù Bồ Tát thường được để chung với nhau, để ở hai bên, tượng trưng cho một bên là Đại Hạnh, một bên là Đại Trí, là hai chân có thể giúp chúng ta đứng vững trên con đường tu hành và chánh đạo. Khi thờ tượng Văn Thù Phổ Hiền, là chúng ta muốn nói lên rằng chúng ta phải phát được nguyện lớn, phải có hạnh lớn và trí tuệ dõng mãnh để chặt đứt đi Tự tư tự lợi, danh văn lợi dưỡng, Ngũ dục lục trần, tham sân si mạn, để đạt đến bến bờ giải thoát.
 
 
Ý nghĩa thờ tượng Văn Thù Phổ Hiền là như vậy, không phải là chúng ta thờ để cầu xin các Ngài bảo hộ che chở. Muốn được bảo hộ che chở thì phải có cảm ứng, muốn có cảm ứng thì phải chân thành, muốn chân thành thì phải thật làm. Nếu chúng ta thật sự làm theo những lời dạy của Đức Thế Tôn thì chắc chắn luôn được các Ngài bảo hộ và che chở.

 

LIÊN HỆ: CƠ SỞ ĐIÊU KHẮC ĐÁ MĨ NGHỆ VĨ LOAN 
Tư vấn đặt hàng: 0906 456 646 Ms Trinh hoặc 0975 751 489 Ms Loan 

 

Xem thêm: Tượng phật quan âmTượng phật Di LạcTượng Phước Lộc Thọ
0
0
  • Em muon hoi hai tuong phat van Thu su Loi bo tat cao 70 cm . Nang bao nhieu can va gia bao nhieu mot tuong. Thankyou
    Son vo - 3 năm Trả lời
  • Alo alo
    Le Thi Anh Trinh - 3 năm Trả lời
Copyright © 2016 Cơ Sở Điêu Khắc Vĩ Loan. All Rights Reserved.
Gọi cho chúng tôi